Sửa chữa sản phẩm FRP (Phần 2)
1.Sửa Chữa
bề mặt nhỏ
-Với các vết xước, lõm hoặc lỗ đốm trên lớp Gelcoat cần phải
sửa chữa lại bề mặt thì có thể thực hiện như sau:
+ Dùng giấy giáp chà nhám chỗ sữa chữa
+Dùng Giấy giáp mịn hơn chà xung quanh ranh giới chỗ khuyết tật
sao cho liên hoàn, không bị đứt ranh giới
+Dùng dung môi lau sạch sáp, dầu mỡ và toàn bộ bụi bặm, tạp
chất tại chỗ vừa đánh giáp.
+ Lấy một ít Gelcoat rồi hòa wax nước 5% và quan sát bề mặt
sau khi đóng rắn. Bề mặt phải tốt. Lưu ý Gelcoat pha màu phải cùng loại đã dung
cho sản phẩm để đảm bảo chất lượng sửa chữa.
+Hòa xúc tác vào gelcoat với trọng lượng đủ thực hiện khoảng 10-20phut ở nhiệt độ khoảng 25 độ C , khuấy
kĩ và đắp tram vào chỗ khuyết tật và ranh giới chà nhám xong quanh, trừ hao chiều
cao để mài nhẵn và đánh bọt khí xâm nhập. Nếu không hòa xáp nước thì có thể phủ
kín chỗ trám bằng giấy giáp
2.Sửa chữa
một diện tích lớn hơn
-Nếu cần vá trám cả một diện tích( một vùng) của sản phẩm thì
có thể dung biện pháp phun Gelcoat
-Đánh nhám như trên toàn bộ diện tích và xung quanh chỗ phải
sửa
-Lau sạch bằng dung môi phù hợp
-Hòa them 5% sáp nước vào Gelcoat để phun, hòa xúc tác. Sau
đó, tiến hành phun trên toàn bộ diện tích đã lau sạch
-Tiếp theo phải đánh bóng và đánh wax để đạt độ bóng mong muốn
3. Vá vết rạn
nứt lớp Gelcoat có thêm chất độn
-Khi có yêu cầu sửa lỗ, vết nứt gelcoat với chất độn thì có
thể thực hiện như sau:
+ Nếu chỉ trám đầy phần Gelcoat thì có thể dung 2% oxit silic
khói như một chất độn.
+Nếu muốn tang cường độ chịu lực của matit thì dung 10% bột
thủy tinh nghiền và 1% oxit Silic. Nhớ rằng việc thêm chất độn đồng nghĩa với
việc dễ có bọt khí và thay đổi mầu sắc. Trong thực tế khi laminat yếu thì việc
phải gia cường thêm cho matit cũng là cần thiết.
+ Đánh nhám bề mặt và lau chùi như các phần trên. Cần có bang
dính bảo về xung quanh chỗ chà nhám, tránh chà nhàm vào vùng xung quanh không cần
thiết
+ Phun hoặc trám bằng tay Gelcoat đã hòa xúc tác
+Đánh compound và đánh wax để đạt độ bóng mong muốn.
4.Sửa lỗ hổng,
nứt thẳng
-Trong trường hợp phải khắc phục các lỗ hỏng, nứt, võ xuyên
thủng hoặc sâu trong lớp laminat, thì có thể thực hiện các bước sau
+ Cắt bỏ, kể cả phần còn lành lặn xung quanh chỗ sửa chữa bằng
khoan lỗ hoặc lưỡi cưa mỏng và làm sạch bavia
+Mài nhẵn mặt bên trong và bên ngoài lớp Gelcoat, rộng hơn ít
nhất ½ so với đường kính hoặc chiều rộng lỗ thủng
+Tẩy sạch mội tạp chất rồi lau khô và sạch
+Dùng bìa, bang keo, tấm lá nhôm mỏng…Định hình tạm thời phạm
vi sẽ phải vá tùy theo hình dạnh của vết nứt vỡ. Đồng thời che chắn vết nứt vỡ
lỗ hổng phía laminat
+Cắt sợi thủy tinh và vải MAT theo hình dáng định hình tạm thời
nêu trên
+Chuẩn bị resin, chất xúc tác với số lượng tương đối vừa đủ
cho việc sửa chữa tránh lãng phí và phân lớp nếu thời gian đóng rắn không đồng
đều.
+Thực hiện khôi phục lớp laminat bị mất bằng cách quét resin
hòa xúc tác lên vết lỗ phải trám và tầm vào vải MAT đã được cắt theo hình dáng
trên rồi đặt vào chỗ sửa chữa. Sau đó lăn, ép tránh bột khí và để đóng rắn tốt.
Cứ làm từng lớp như vậy đến khi đạt được chiều dày cần thiết.
+ Sau khi laminat đã đóng rắn, làm sạch bavia ở mép xung
quanh
+ Trám Gelcoat hòa xúc tác ở lớp ngoài cùng và để đóng rắn tốt
+Đánh nhám rồi đánh compound và đánh wax bề mặt như nêu ở phần
trên để đạt độ bóng ưng ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét