Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

CÁC LOẠI RESIN TRONG ỨNG DỤNG



Gelcoat thực chất cũng là một loại resin đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực tết người ta thường dùng thuật ngữ Gelcoat để chỉ loại resin này. Còn loại resin tạo lớp (laminat) thì chỉ dùng thuật ngữ resin hoặc keo nhựa.
Trong ứng dụng, để phục vụ cho các mục đích đa dạng, bằng cách pha thêm hóa chất và phụ gia thích hợp, người ta sản xuất ra nhiều loại resin có những đặc tính phụ trội, nổi bật để người sử dụng dễ dàng lựa chọn cho phục hợp với sản phẩm của mình. Trong các catalog chào hang của các hang cung cấp đều có ghi chú những đặc điểm của từng loại resin. Dưới đây là một số loại resin phổ biến
1.RESIN ĐA DỤNG
-Loại polyester resin đa dụng là loại phổ biến nhất vì nó dung cho nhiều mục đích khác nhau, với chatas lượng từ trung bình khá trở lên. Resin đa dụng được dùng để chế tạo các sản phẩm từ yêu cầu thấp như bàn, ghế, đến các sản phẩm chịu ma sát, chịu hóa chất như bồn chứa nước, bồn chứa dung môi, tầu thuyền, bể xí tự hoại, bồn tắm….Tuy nhiên mỗi hãng cung ứng có thể có resin đa dụng với chất lượng khác nhau. Người sử dụng khi đặt hang cần yêu cầu cụ thể về sản phẩm để được hướng dẫn nên mua loại nào.
-Resin đa dụng thường được cung ứng dưới dạng đã hòa sẵn với chất xúc tiến, rất thích hợp với cấu trúc tạo lớp, chịu thời tiết và bền lâu.
2. RESIN CHỐNG CHÁY
-Nói chính xác hơn đaya là loại resin khó cháy hay khó bắt lửa để cháy. Thực ra vì cấu tạo từ hợp chất hữu cơ nên nếu ở nhiệt độ cao quá mức thì tất cả các loại resin đều có thể cháy, nhưng ở resin chống cháy đã được pha thêm một số phục gia đặc biệt làm tăng khả năng chống cháy của resin. Có nghĩa là phải có một nguồn lửa ( nhiệt) đến một nhiệt độ cháy nhất định, hoặc phải có đủ những đặc tính gây bắt lửa từ những phụ gia thêm vào, thì mới có thể cháy, tức là loại resin này khó bắt lửa, khó cháy nên chống được cháy trong những tình huống, điều kiện thông thường mà các loại resin khác có thể bắt cháy dễ dàng.
3.RESIN CHỊU HÓA CHẤT
-Đây là loại resin chống được các loại hóa chất như: các loại axit khoáng, các loại muốn vô cơ, chatas béo, dầu…. ở nhiệt độ môi trường bình thường. Các loại resin này được dùng để chế tạo các sản phẩm composite sử dụng trong môi trường có nhiều hóa chất như: Các bồn chứa dung môi, các cấu kiện, ống dẫn trong các nhà máy hóa chất, các dụng cụ, mặt bàn trong các phòng thí nghiệm có sử dụng hóa chất….
4.RESIN GIẢM MÙI STYREN
-Trong polyester resin có styrene. Quá trình phản ứng kết nối xuyên ngang làm đông và đóng rắn đều tỏa nhiệt và mùi styrene. Hơi styrene là loại hơi độc, có hại cho môi trường. Vì vậy resin đa dụng thường được pha thêm một số phụ gia làm giảm tối đa hơi styren để bảo vệ môi trường.
5.RESIN KHÔNG CHẢY
-Khi tạo lớp trên bề mặt phẳng thẳng đứng hoặc trên trần, thì cần sử dụng loại resin không chảy xệ này, nghĩa là khi thao tác resin không tự chảy, tạo thành giọt trên thành đứng.
-Đây là loại resin thixotropic hay còn gọi là resin không chảy. Đặc điểm chính của nó là được pha thêm 1 số phụ gia thích hợp khiến cho resin khắc phục được nhược điểm “ Tuột” trên mặt phẳng đứng.
6. RESIN CHẢY
-Trái với trường hợp trên, trong thực tế với một số sản phẩm được chế tạo theo công nghệ đúc chảy hoặc theo phương pháp phủ vật mềm loãng thì cần loại resin chảy võng
7.RESIN ĐÚC
-Resin đúc là loại chủ yếu phục vụ cho các sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ đúc khuôn, nó cần có những đặc tính đặc biệt ví dụ như : Đặc tính quang học cho trang trí, hoặc gắn các mẫu động vật, thực vật hay các bản cách điện để cấy các vi mạch điện tử…. Một trong các yêu cầu quang trọng của loại resin này là độ co ngót thể tích nhỏ để đảm bảo tính chính xác  về kích thước sản phẩm
8.RESIN DẺO
- Loại resin này dùng để trộn với 1 loại resin cứng hơn để tạo ra đặc tính đàn hồi tốt hơn, nhằm hiệu chỉnh được độ co giãn của các sản phẩm FRP Khi hoàn thành.
9.RESIN ĐƯỢC LÀM DẺO
-Trong một số trường hợp đặc biệt như: để nới lỏng một số bộ phận, hay để đúc các sản phẩm lớn thì đòi hỏi resin phải có độ mềm dẻo cao hơn. Vì vậy để làm tăng độ mềm dẻo của resin, người ta thêm vào chất phụ gia thích hợp như dimethyl phthalate chẳng hạn. Cần lưu ý đây là loại resin dễ chảy, cho nên không dùng cho việc đúc sản phẩm FRP
10.RESIN ĐÓNG RẮN NHANH
-Đây là loại resin được hòa trộn sẵn với một hàm lượng chất xúc tác và chất xúc tiến để thúc đẩy nhanh quá trình đóng rắn khi đem sử dụng cho công việc sửa chữa gấp, hoặc các ứng dụng thông thường trong thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp.
11.RESIN TRONG
-Loại resin này còn có tên gọi là resin ánh sang hoặc resin mái, vì loại resin này được sử dụng cho sản xuất các tấm lợp để lấy sang vào trong nhà, xưởng hoặc để sản xuất các pano và sản phẩm trang trí. Đây là loại resin đặc biệt, có tính quang học cao, ánh sang xuyên qua tốt và không bị mờ trong thời gian dài do có khả năng chống tia cực tím của ánh sáng mặt trời.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013


Sửa chữa sản phẩm FRP (Phần 2)
1.Sửa Chữa bề mặt nhỏ
-Với các vết xước, lõm hoặc lỗ đốm trên lớp Gelcoat cần phải sửa chữa lại bề mặt thì có thể thực hiện như sau:
+ Dùng giấy giáp chà nhám chỗ sữa chữa
+Dùng Giấy giáp mịn hơn chà xung quanh ranh giới chỗ khuyết tật sao cho liên hoàn, không bị đứt ranh giới
+Dùng dung môi lau sạch sáp, dầu mỡ và toàn bộ bụi bặm, tạp chất tại chỗ vừa đánh giáp.
+ Lấy một ít Gelcoat rồi hòa wax nước 5% và quan sát bề mặt sau khi đóng rắn. Bề mặt phải tốt. Lưu ý Gelcoat pha màu phải cùng loại đã dung cho sản phẩm để đảm bảo chất lượng sửa chữa.
+Hòa xúc tác vào gelcoat với trọng lượng đủ thực hiện khoảng  10-20phut ở nhiệt độ khoảng 25 độ C , khuấy kĩ và đắp tram vào chỗ khuyết tật và ranh giới chà nhám xong quanh, trừ hao chiều cao để mài nhẵn và đánh bọt khí xâm nhập. Nếu không hòa xáp nước thì có thể phủ kín chỗ trám bằng giấy giáp
2.Sửa chữa một diện tích lớn hơn
-Nếu cần vá trám cả một diện tích( một vùng) của sản phẩm thì có thể dung biện pháp phun Gelcoat
-Đánh nhám như trên toàn bộ diện tích và xung quanh chỗ phải sửa
-Lau sạch bằng dung môi phù hợp
-Hòa them 5% sáp nước vào Gelcoat để phun, hòa xúc tác. Sau đó, tiến hành phun trên toàn bộ diện tích đã lau sạch
-Tiếp theo phải đánh bóng và đánh wax để đạt độ bóng mong muốn
3. Vá vết rạn nứt lớp Gelcoat có thêm chất độn
-Khi có yêu cầu sửa lỗ, vết nứt gelcoat với chất độn thì có thể thực hiện như sau:
+ Nếu chỉ trám đầy phần Gelcoat thì có thể dung 2% oxit silic khói như một chất độn.
+Nếu muốn tang cường độ chịu lực của matit thì dung 10% bột thủy tinh nghiền và 1% oxit Silic. Nhớ rằng việc thêm chất độn đồng nghĩa với việc dễ có bọt khí và thay đổi mầu sắc. Trong thực tế khi laminat yếu thì việc phải gia cường thêm cho matit cũng là cần thiết.
+ Đánh nhám bề mặt và lau chùi như các phần trên. Cần có bang dính bảo về xung quanh chỗ chà nhám, tránh chà nhàm vào vùng xung quanh không cần thiết
+ Phun hoặc trám bằng tay Gelcoat đã hòa xúc tác
+Đánh compound và đánh wax để đạt độ bóng mong muốn.
4.Sửa lỗ hổng, nứt thẳng
-Trong trường hợp phải khắc phục các lỗ hỏng, nứt, võ xuyên thủng hoặc sâu trong lớp laminat, thì có thể thực hiện các bước sau
+ Cắt bỏ, kể cả phần còn lành lặn xung quanh chỗ sửa chữa bằng khoan lỗ hoặc lưỡi cưa mỏng và làm sạch bavia
+Mài nhẵn mặt bên trong và bên ngoài lớp Gelcoat, rộng hơn ít nhất ½ so với đường kính hoặc chiều rộng lỗ thủng
+Tẩy sạch mội tạp chất rồi lau khô và sạch
+Dùng bìa, bang keo, tấm lá nhôm mỏng…Định hình tạm thời phạm vi sẽ phải vá tùy theo hình dạnh của vết nứt vỡ. Đồng thời che chắn vết nứt vỡ lỗ hổng phía laminat
+Cắt sợi thủy tinh và vải MAT theo hình dáng định hình tạm thời nêu trên
+Chuẩn bị resin, chất xúc tác với số lượng tương đối vừa đủ cho việc sửa chữa tránh lãng phí và phân lớp nếu thời gian đóng rắn không đồng đều.
+Thực hiện khôi phục lớp laminat bị mất bằng cách quét resin hòa xúc tác lên vết lỗ phải trám và tầm vào vải MAT đã được cắt theo hình dáng trên rồi đặt vào chỗ sửa chữa. Sau đó lăn, ép tránh bột khí và để đóng rắn tốt. Cứ làm từng lớp như vậy đến khi đạt được chiều dày cần thiết.
+ Sau khi laminat đã đóng rắn, làm sạch bavia ở mép xung quanh
+ Trám Gelcoat hòa xúc tác ở lớp ngoài cùng và để đóng rắn tốt
+Đánh nhám rồi đánh compound và đánh wax bề mặt như nêu ở phần trên để đạt độ bóng ưng ý.



Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013


Sửa chữa sản phẩm FRP Phần 1
Tương tự như mọi vật dụng khác, sản phẩm composite FRP cũng có lúc phải sửa chữa cho dù có cẩn trọng bao nhiêu trong chế tạo, sử dụng và lưu trữ. Nguyên nhân của những khuyết tật có thể xuất phát từ khuôn, người thao tác,  ô nhiễm, khi tách khuôn, lưu trữ, lắp đặt hoặc sử dụng. Khác với công việc sửa chữa ở đây liên quan đến sản phẩm được coi là hư hỏng tương đối nặng như vết lõm, xước, lỗ trũng, rạn nứt, lỗ rách đòi hỏi phải vá, đắp, chà nhám…
Nhìn chung việc sửa chữa sản phẩm FRP được coi là dễ dàng. Nhưng nếu muốn đạt đến hiệu quả cao cũng cần phải am hiểu về vật liệu composite
Phần 1 trình bày những điều kiện cần thiết cho việc sửa chữa sản phẩm composite FRP
-Trước hết cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra các khuyết tật của sản phẩm, sự cố của sản phẩm. Khi sửa chữa thì các điều kiện khác nhiều so với khi sản phẩm còn mới hoặc đang chế tạo trong khuôn: mầu sắc đã khác, mức độ sạch sẽ bề mặt khác, điều kiện đông đặc, đóng rắn cũng khác đó là chưa kể vị trí thao tác, thời gian thực hiện cũng bị hạn chế …Do đó trước khi bắt tay vào việc thực hiện sửa chữa cần lưu ý những điểm sau:
+ Gelcoat và Resin: Phải là cùng loại làm ra các sản phẩm. Điều này khó nếu sản phẩm đã qua sử dụng. Mầu sắc phải thử trước khi dung. Định lượng nguyên liệu và xúc tác tương đối chuẩn xác và phù hợp với điều kiện nhiệt độ của sản phẩm. Nhớ rằng trong chế tạo, nhờ phản ứng hóa học nên nhiệt độ của sản phẩm khác nhiều so với trước, chỉ sửa chữa một chỗ nào đó của sản phẩm. Công việc sửa chữa lại phải nhanh không thể kéo dài. Nguyên liệu nên lấy ở thùng lớn và khuấy đảo trước khi dung.
+Nhiệt độ môi trường: Nếu nhiệt độ dưới 16 độ C thì không tiến hành sửa chữa. Nhiệt độ tốt nhất trong quá trình sửa chữa là 20-25 độ C để đảm bảo đóng rắn tốt nhất
+Dung môi: Dung môi lau chùi phải trọn loại phù hợp với FRP chúng thường độc hại, dễ cháy nên phải đảm bảo an toàn
+ Xúc Tác: Tỷ lệ xúc tác ở đây phải cao. Khi sửa chữa phải dung một lượng nguyên liệu rất nhỏ, do đó việc xác định chính xác tỷ lệ % của xúc tác là một vấn đề khó khan. Người ta phải tính từng giọt mà vẫn sai số lớn. Biện pháp tốt hơn cả là dung cân hoặc đo dung tích.
+ Ánh Sáng: Chỗ sửa chữa phải đủ ánh sang để người thực hiện dễ thấy và dễ đánh giá chất lượng quy trình làm việc của mình
+ Khuấy trộn: Gelcoat, resin và xúc tác cần được khuấy trộn đều trước khi sử dụng và đắp vá…