Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Giải pháp bảo quản công trình tre, gỗ. Xử lý hóa chất bảo quản tre gỗ nguyên liệu.


            Hiện nay nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới tăng lên đáng kể, với mức tăng trưởng tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê liên hợp quốc, nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới trong năm 2002 đã lên đến mức 200 tỉ USD. Trong đó nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ kế đó đến Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.
             Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt 3,955 tỉ USD, tăng hơn 15% so với năm 2010. Để đạt kim ngạch này, Việt Nam phải tiêu thụ một lượng nguyên liệu gỗ đầu vào lên tới 5-6 triệu m3/năm. 
Năm 2011 cũng là năm Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất trên thế giới với 5,4 triệu tấn dăm xuất khẩu, tương đương khoảng 11 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Bên cạnh đó, với 87 triệu dân và thói quen sử dụng các sản phẩm đồ gỗ, kim ngạch trên thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa mỗi năm ước tính cũng đạt khoảng 1 tỉ USD với lượng nguyên liệu đầu vào lên tới hàng triệu m3 gỗ. 
Theo dự báo(*) của Bộ NN&PTNT, nhu cầu tiêu dùng gỗ xẻ của Việt Nam vào năm 2020 sẽ tăng lên con số 7 triệu m3, tương đương 15 triệu m3 gỗ tròn; nhu cầu tiêu thụ ván sợi vào khoảng 1,5 triệu m3, ván ghép thanh khoảng 1 triệu m3 vào năm 2015. 
Với tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ hàng năm (giai đoạn 2010 – 2015) khoảng 15 triệu m3, bên cạnh sự đóng góp của nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên trong nước, trước mắt Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ với khối lượng giảm dần đến năm 2020. 
Các loại gỗ mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu hiện nay bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên và rừng trồng, gỗ ván ép, giấy và bột giấy. Trong đó, gỗ nhập khẩu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên được nhập khẩu chủ yếu từ các nước lân cận. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số tổ chức môi trường, tính pháp lý của gỗ nhập từ nguồn này thường không rõ ràng, và điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Tác động của ngành chế biến gỗ tới công tác bảo vệ rừng 
Các thông số về sản xuất và thương mại gỗ của Việt Nam cho thấy, việc sử dụng nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến gỗ có tác động không nhỏ đến công tác bảo vệ tài nguyên rừng.
 Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến gỗ vẫn tiếp tục phát triển trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, điều này lý giải phần nào việc khai thác gỗ lậu đến nay vẫn tồn tại mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ vẫn sử dụng nhiều gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, gỗ chưa đạt chứng chỉ rừng, do vậy việc tiếp cận với các thị trường xuất khẩu yêu cầu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và gỗ đạt chứng chỉ sẽ ngày càng khó khăn và bị thu hẹp.
            Để làm giảm áp lực lên tài nguyên rừng, một trong những vấn đề đáng lưu ý đó là cải thiện độ bền của gỗ. Việc này làm tăng tuổi thọ công trình gỗ nhằm làm giảm nhu cầu gỗ ngày càng gia tăng. Nhằm hiện thực hóa yêu cầu này, đơn vị chúng tôi cung cấp giải pháp bảo quản gỗ bằng hóa chất, khắc phục, sửa chữa công trình gỗ, tre nứa, ngâm tẩm gỗ nguyên liệu, sơn phủ bảo quản gỗ thành phẩm. Do thành phần của gỗ chủ yếu là các hợp chất hữu cơ như xenlulo, hemixenlulo…do vậy gỗ dễ bị côn trùng nấm mốc phá hoại. Dưới điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa của Việt Nam rất thích hợp cho nấm mốc, côn trùng phát triển, làm giảm tuổi thọ của gỗ. Để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc xử lý gỗ, chúng tôi áp dụng nhiều phương pháp khác nhau với những hóa chất nhập khẩu trực tiếp chất lượng tốt. Các phương pháp được  chúng tôi sử dụng đó là:
-Phương pháp quét bề mặt
-Phương pháp ngâm tẩm trong bể

-Phương pháp ngâm tẩm chân không : theo phương pháp tế bào đầy hoặc tế bào rỗng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét