Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013


CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN, THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH BỌC FRP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN VÀ NHỮNG LƯU Ý, YÊU CẦU CƠ BẢN
Yêu cầu cơ bản
+ Đối với thiết bị nói chung, phải lưu ý các vấn đề quan trọng sau đây:
-Công nhân vận hành phải được đào tạo và có trình độ tay nghề phù hợp
-Phải có hiểu biết về kết cấu, tính năng, chức năng và quy trình thao tác của các bộ phận gắn trên thiết bị và trong hệ thống thiết bị
-Phải đảm bảo chính xác tỷ lệ chất xúc tác để sử dụng đầu phun thích hợp. Hàm lượng chất xúc tác phải dc xác định chính xác.
Một số kinh nghiệm phun Gelcoat
-Dựa vào hình dáng, kích cỡ, các góc, cạnh, rãnh… của khuôn, công nhân phải dự kiến cách phu như thế nào cho hợp lý nhất, hiệu quả nhất. Nghĩa là phải xem bắt đầu từ đâu, phun như thế nào và kết thúc ở đâu.
-Đặc biệt lưu ý các chỗ khác biệt của khuôn. Tóm lại đòi hỏi phải có những kinh nghiệm nhất định. Vì sản phẩm rất đa dạng, mỗi công trình sản phẩm lại có những đặc điểm riêng nên không thể đưa ra một kinh nghiệm chung cho tất cả các loại công trình. Điều này đòi hỏi người công nhân cần linh hoạt vận dụng những kinh nghiệm để xử lý đối với từng công trình. Một cách tổng quát và tham khảo có thể rút ra những nhận xét như sau
+ Vận hành thiết bị phun bắt đầu từ chỗ khó nhất sau đó phun liên tục ra các chỗ khác
+ Lượng gelcoat hòa xúc tác phải dự liệu vừa đủ hoặc thừa không đáng kể.
+ Súng phun giữ thẳng góc với bề mặt khuôn, ở khoảng cách 40-60cm. Phun từng lớp,sau khi phủ kín mới tiếp tục lớp sau. Lớp trước phải có đủ thời gian khô ráo, nhưng vẫn còn hít hơi tay ( bám dính) thì tiếp tục phun lớp tiếp.
+ Đường phun phải song song, liên tục và tiếp giáp nhau cho đến khi phủ kín khuôn, công trình xử lý. Thông thường hành trình đưa dụng cụ phun không vượt quá 1m. Không được để quá lâu rồi mới phun lớp tiếp theo, vì đường phun cũ đóng rắn sẽ dẫn đến giộp da cá sấu, đặc biệt là hiện tượng chảy lớp gelcoat.
+ Khi phun lớp thứ 2 thì các đường phun cần song song hoặc thẳng góc hoặc chéo so với các đường phun lớp đầu, để đảm bảo phủ kín và chiều dày đồng đều
+ Đối với những chi tiết uốn lượn: Luôn giữ sung phu thẳng góc với mặt khuôn
+Đối với rãnh: Phun hai mặt trước, rồi mới phun đáy rãnh
Cách Khắc Phục Những Khuyết Điểm Của Công Trình FRP Công Trình Coposite Chế Tạo Bằng Phương Pháp Phun
Trong việc gia công, chế tạo, xây dựng công trình FRP, công trình composite, dù trong điều kiện vẫn có thể xảy ra sự cố, những khuyết điểm là không thể tránh khỏi và không lường hết được. Để đảm bảo có những biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý những khuyết tật thì trước hết phải nắm rõ được các vấn đề sau
-Những khuyết điểm mà công trình mắc phải như thế nào? Xảy ra ở toàn bộ hay ở cục bộ các khu vực ngẫu nhiên?
-Khuyết điểm xảy ra khi nào? Thời gian, thời tiết, độ ẩm không khí khi phun, khi làm laminat hay khi lấy sản phẩm ra khỏi khuôn?
-Những khuyết tật tại công trình, sản phẩm có trùng khớp với khuyết tật của vật mang hay không?
Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiệm đảm bảo sẽ có giải pháp thích hợp nhất cho từng sản phẩm của quý vị. Đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác từng thời điểm. Luôn đảm bảo chất lượng giải pháp sửa chữa, làm mới  phẩm liên quan. Chất lượng uy tín luôn đi đầu- Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất vào những sản phẩm bình thường nhất. Hân hạnh được phục vụ : liên hệ Mr Linh và các cộng sự : 0913777702-0963535676

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét