Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013


Thay vật liệu cho tàu gỗ
Để từng bước thực hiện lộ trình hiện đại hóa tàu cá đánh bắt xa bờ, vừa qua huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã được Thủ tướng Chính phủ chọn làm mô hình thí điểm phát triển tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép để đánh bắt hải sản tại các vùng biển xa. Chương trình thí điểm này là một bước tiến quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa tàu cá, tăng cường khả năng bám biển cho ngư dân, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản ở nước ta, điều quan trọng là phải thực hiện việc thay đổi vật liệu đóng tàu từ gỗ sang các loại vật liệu hiện đại như sắt, thép, composite hay các vật liệu khác gỗ. Bởi để có thể đồng bộ những trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản, tàu cá phải được đóng bằng vật liệu hiện đại. Thực hiện được điều này là một thành quả lớn trong định hướng phát triển khai thác biển, từ đó thay đổi bộ mặt nghề cá nước ta.
Hiện nay, đội tàu đánh bắt cá nước ta hiện nay có khoảng 132 ngàn chiếc, trong đó có khoảng 23 ngàn tàu khai thác xa bờ nhưng phần lớn những tàu này chưa được trang bị hiện đại, an toàn dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp. Chỉ riêng  Tiền Giang, toàn tỉnh có hơn 1.400 tàu cá đang hoạt động, trong đó có hơn 800 tàu cá đánh bắt xa bờ với vật liệu vỏ gỗ và sử dụng những trang thiết bị khai thác, bảo quản lạc hậu.
Trong khi đó, để đóng mới hoặc thay thế các tàu vỏ gỗ khai thác xa bờ này cần phải có một lượng gỗ rất lớn, dẫn đến nạn chặt phá rừng, từ đó góp phần làm biến đổi khí hậu, gia tăng tình trạng lũ lụt ở vùng hạ nguồn. Chính vì vậy, chủ trương khuyến khích ngư dân hiện đại hóa đội tàu đánh bắt và làm dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ bằng các vật liệu sắt, thép không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa dân sinh, tác động tích cực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Không dễ làm ngay
Theo tính toán của một số cơ sở đóng tàu cá vỏ gỗ trên địa bàn TP. Mỹ Tho (tổng chi phí để đóng một con tàu vỏ gỗ 400 mã lực hiện nay khoảng 3,2-3,5 tỷ đồng. Trong khi đó, theo mức giá đóng tàu mà Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinashin) công bố, để hoàn thành một con tàu bọc thép 400 mã lực thì chủ tàu cần phải có trên 4,5 tỷ đồng. Đây là một khoảng cách khá lớn về chi phí đầu tư có thể dẫn đến khó thu hút ngư dân nếu không có chính sách hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các chi phí bảo dưỡng, duy tu các tàu cá vỏ sắt, thép cũng cao hơn rất nhiều so với tàu vỏ gỗ. Hoạt động tàu cá trên biển cũng có một số bất ổn do trọng tâm tàu thay đổi khi chuyển từ vách hầm bảo quản cá bằng gỗ sang các vật liệu bằng kim loại. Ông Huỳnh Hữu Trí, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, tàu vỏ gỗ có khả năng chịu mặn tốt nên có thể hoạt động trên biển liên tục trong suốt 12 tháng mới cần lên ụ (đưa tàu tới cơ sở sửa chữa) để duy tu, bảo dưỡng, trong khi đó tàu vỏ sắt, bọc thép chịu mặn kém hơn nên chỉ khoảng 6 tháng là phải tiến hành bảo dưỡng, khiến chi phí đánh bắt tăng cao.
Đó là chưa kể một số hạn chế nhất định trong hoạt động đánh bắt, bảo quản sản phẩm thủy sản khi ngư dân đã quen với việc sử dụng tàu vỏ gỗ. Do đó, cần phải nghiên cứu khắc phục một số điểm yếu này để tạo sự ủng hộ cao trong ngư dân. Tuy nhiên, theo TS Ðinh Khắc Minh, Viện Khoa học Công nghệ Tàu thủy Việt Nam, tàu vỏ gỗ gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn cho ngư dân và hiệu quả đánh bắt không cao. Do đó, nhiều ngư dân rất đồng tình với chủ trương đóng mới tàu cá vỏ thép, bởi giá thành tàu không quá cao, đồng thời Nhà nước có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi.
Chủ trương chuyển đổi tàu cá vỏ gỗ sang sắt, thép đã được Chính phủ thể hiện rõ qua việc chỉ cho phép nhập khẩu tàu cá vỏ thép theo quy định tại Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, thay vì cho phép nhập khẩu cả tàu cá vỏ gỗ và vỏ thép theo như quy định trước đây. (tiengiang.gov.vn)
Bên cạnh các nguyên nhân trên, việc thực hiện chuyển đổi tầu vỏ gỗ sang tầu vỏ sắt thép một cách đồng bộ là rất khó  khăn. Đối với những cơ sở đánh bắt nhỏ, các loại tầu đã xuống cấp, năng lực đánh bắt có giới hạn thì việc đầu tư một lượng tiền lên đến trên 3 tỉ đồng để đóng mới một tầu công suất lớn là không thể thực hiện được. Do đó việc sử dụng các tầu vỏ gỗ truyền thống vẫn là ưu tiên hàng đầu ở những cơ sở đánh bắt nhỏ. Tầu vỏ gỗ chịu mặn tốt nhưng việc duy trì bảo quản vẫn gặp nhiều khó khan mất nhiều chi phí tốn kém cho ngư dân. Nắm bắt được yếu tố đó, chúng tôi đề xuất giải pháp công nghệ sử dụng vật liệu FRP chống ăn mòn, hà bám cho tầu vỏ gỗ truyền thống. Việc sử dụng vật liệu FRP chống ăn mòn cho hiệu quả hơn rất nhiều lần đối với phương pháp truyền thống. Giá thành tuy có đắt hơn nhưng thời gian sử dụng trước khi duy tu bảo dưỡng lại dài hơn, về hiệu quả kinh tế là thấy rõ.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013


CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN, THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH BỌC FRP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN VÀ NHỮNG LƯU Ý, YÊU CẦU CƠ BẢN
Yêu cầu cơ bản
+ Đối với thiết bị nói chung, phải lưu ý các vấn đề quan trọng sau đây:
-Công nhân vận hành phải được đào tạo và có trình độ tay nghề phù hợp
-Phải có hiểu biết về kết cấu, tính năng, chức năng và quy trình thao tác của các bộ phận gắn trên thiết bị và trong hệ thống thiết bị
-Phải đảm bảo chính xác tỷ lệ chất xúc tác để sử dụng đầu phun thích hợp. Hàm lượng chất xúc tác phải dc xác định chính xác.
Một số kinh nghiệm phun Gelcoat
-Dựa vào hình dáng, kích cỡ, các góc, cạnh, rãnh… của khuôn, công nhân phải dự kiến cách phu như thế nào cho hợp lý nhất, hiệu quả nhất. Nghĩa là phải xem bắt đầu từ đâu, phun như thế nào và kết thúc ở đâu.
-Đặc biệt lưu ý các chỗ khác biệt của khuôn. Tóm lại đòi hỏi phải có những kinh nghiệm nhất định. Vì sản phẩm rất đa dạng, mỗi công trình sản phẩm lại có những đặc điểm riêng nên không thể đưa ra một kinh nghiệm chung cho tất cả các loại công trình. Điều này đòi hỏi người công nhân cần linh hoạt vận dụng những kinh nghiệm để xử lý đối với từng công trình. Một cách tổng quát và tham khảo có thể rút ra những nhận xét như sau
+ Vận hành thiết bị phun bắt đầu từ chỗ khó nhất sau đó phun liên tục ra các chỗ khác
+ Lượng gelcoat hòa xúc tác phải dự liệu vừa đủ hoặc thừa không đáng kể.
+ Súng phun giữ thẳng góc với bề mặt khuôn, ở khoảng cách 40-60cm. Phun từng lớp,sau khi phủ kín mới tiếp tục lớp sau. Lớp trước phải có đủ thời gian khô ráo, nhưng vẫn còn hít hơi tay ( bám dính) thì tiếp tục phun lớp tiếp.
+ Đường phun phải song song, liên tục và tiếp giáp nhau cho đến khi phủ kín khuôn, công trình xử lý. Thông thường hành trình đưa dụng cụ phun không vượt quá 1m. Không được để quá lâu rồi mới phun lớp tiếp theo, vì đường phun cũ đóng rắn sẽ dẫn đến giộp da cá sấu, đặc biệt là hiện tượng chảy lớp gelcoat.
+ Khi phun lớp thứ 2 thì các đường phun cần song song hoặc thẳng góc hoặc chéo so với các đường phun lớp đầu, để đảm bảo phủ kín và chiều dày đồng đều
+ Đối với những chi tiết uốn lượn: Luôn giữ sung phu thẳng góc với mặt khuôn
+Đối với rãnh: Phun hai mặt trước, rồi mới phun đáy rãnh
Cách Khắc Phục Những Khuyết Điểm Của Công Trình FRP Công Trình Coposite Chế Tạo Bằng Phương Pháp Phun
Trong việc gia công, chế tạo, xây dựng công trình FRP, công trình composite, dù trong điều kiện vẫn có thể xảy ra sự cố, những khuyết điểm là không thể tránh khỏi và không lường hết được. Để đảm bảo có những biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý những khuyết tật thì trước hết phải nắm rõ được các vấn đề sau
-Những khuyết điểm mà công trình mắc phải như thế nào? Xảy ra ở toàn bộ hay ở cục bộ các khu vực ngẫu nhiên?
-Khuyết điểm xảy ra khi nào? Thời gian, thời tiết, độ ẩm không khí khi phun, khi làm laminat hay khi lấy sản phẩm ra khỏi khuôn?
-Những khuyết tật tại công trình, sản phẩm có trùng khớp với khuyết tật của vật mang hay không?
Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiệm đảm bảo sẽ có giải pháp thích hợp nhất cho từng sản phẩm của quý vị. Đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác từng thời điểm. Luôn đảm bảo chất lượng giải pháp sửa chữa, làm mới  phẩm liên quan. Chất lượng uy tín luôn đi đầu- Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất vào những sản phẩm bình thường nhất. Hân hạnh được phục vụ : liên hệ Mr Linh và các cộng sự : 0913777702-0963535676

CHỐNG THẤM CÔNG TRÌNH BẰNG FRP- CHỐNG THẤM DỘT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
-Những hiện tượng thấm, dột từ sân thượng, toilet, tường nhà, hiên ngoài trời do tiếp xúc với mưa…. Không chỉ xẩy ra với những công trình cũ mà ngay cả với những công trình mới cũng xảy ra hiện tượng này. Xuất phát từ những đặc tính của vật liệu FRP chúng tôi vận dụng sáng tạo để giải quyết những yêu cầu chống thấm công trình dân dụng và công nghiệp. Ưu điểm cơ bản của vật liệu FRP so với các loại sơn chống thấm dân dụng đã và đang được sử dụng đó là độ bền rất cao của vật liệu FRP. Với cách pha chế đặc biệt, hàm lượng nhựa pha trộn phụ gia thẩm thấu dần vào vết nứt, bít kín 100% . Đối với những vị trí đã bị rạn nứt kết cấu bê tông cốt thép thì đâng và phương án rất tối ưu.
-Ngày nay, vị trí sân thượng tòa nhà, công trình dân dụng không còn đơn thuần chỉ là nóc cuối cùng của căn nhà. Người ta tận dụng khoảng không gian này  vào nhiều mục đích. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi trong xây dựng từ xưa đến nay đó là các công trình mái, sự co ngót kết cấu bê tông cốt thép luôn làm rạn nứt bề mặt gây hiện tượng thấm dột. Để khắc phục điều này, chúng tôi đề xuất phương án chống thấm trước bằng vật liệu FRP. Với những công trình sau khi được chúng tôi cải tạo giải pháp đã có thể chống thấm hoàn toàn. Trên sân thượng hoàn toàn có thể sử dụng làm khoảng không gian xanh, đổ đất trồng trực tiếp cây anh và tưới tiêu hoàn toàn không bị thấm dột.
Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiệm đảm bảo sẽ có giải pháp thích hợp nhất cho từng sản phẩm của quý vị. Đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác từng thời điểm. Luôn đảm bảo chất lượng giải pháp sửa chữa, làm mới  phẩm liên quan. Chất lượng uy tín luôn đi đầu- Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất vào những sản phẩm bình thường nhất. Hân hạnh được phục vụ : liên hệ Mr Linh và các cộng sự : 0913777702-0963535676

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

CHỐNG THẤM CHO TẦU GỖ - BỌC VỎ TẦU GỖ BẰNG VẬT LIỆU COMPOSITE FRP



sửa Chữa Tầu Gỗ-Sửa Chữa Vỏ Tầu-Sửa Chữa Vỏ Tầu Cá Độ Bền 10-20 năm
-Trên thế giới cũng như nước ta, nghề cá dùng nhiều tầu vỏ gỗ nhất. Những tầu này thường đóng theo kinh nghiệm truyền thống phù hợp với đặc thù vùng biển và phương pháp đánh bắt thủy hải sản của địa phương, thậm chí không có thiết kế. Tầu gỗ nói chung, định kì khoảng 6 tháng một lần, phải đưa lên bờ thui đốt hà bám để bảo quản vỏ tầu, dẫn đến tốn thời gian và chi phí. Tầu compozit có ưu điểm là khắc phục được vấn đề này. Trong thực tế, gỗ đóng tầu không khô, gây co ngót, khiến các mối trảm trét không kín hoặc có thể bị mối mọt…, đều là nguyên nhân khiến nước rò rỉ từ bên ngoài vào trong quá trình sử dụng. Để khắc phục vấn đề này, ngoài biện pháp truyền thống, ngày nay người ta áp dụng phương pháp bọc bỏ tầu bằng FRP, cho tầu cũ và cả tầu đóng mới.
-Với tầu cũ, thì mục đích chính bọc vỏ tầu là tận dụng lại con tầu đã quá cũ không có khả năng đảm bảo an toàn trên biển, tạo cho nó như có vỏ tầu mới, mà bên trong vẫn không thay đổi gì đáng kể với chi phí không cao, tiết kiệm tiền vì không phải đóng mới. Còn với tầu đóng mới thì mục đích bọc vỏ tầu lại là bảo vệ vỏ gỗ bên trong, nhất là khi gỗ không thuộc loại cao cấp, tuy không áp dụng nhiều như tầu cũ.
-Có thể chỉ bọc một phần chìm dưới nước của vỏ tầu để tăng khả năng kín nước ( đó là yêu cầu hàng đầu). Hoặc bọc toàn bộ vỏ tầu, là cách khuyên nên làm, vì có nhiều ưu điểm và đảm bảo hơn. Bao giờ cũng chỉ bọc bên ngoài mà thôi. Về chất lượng , yêu cầu hết sức cơ bản là áo bọc FRP phải đảm bảo kín nước, ốp sát và bám chắc vào bề mặt vỏ gỗ cho dù tàu lướt trên song; đồng thời không làm giảm tốc độ của tầu so với vỏ gỗ. Khi tầu lướt trên mặt biển, lực ma sát trên vỏ tầu không nhỏ, nếu không bám chắc thì áo FRP có thể bị bung khỏi vỏ gỗ. Để đảm bảo yêu cầu trên, bề mặt vỏ gỗ phải làm thật sạch, nhẵn.
-Công tác chuẩn bị vỏ tầu trước khi bọc: Loại bỏ tất cả các vết sơn, dầu mỡ, hà hay rong tảo bám trên bề mặt. Lưu ý không loại bỏ sơn bằng cách đốt theo kiểu truyền thống. Các chỗ hư mục phải loại bỏ và vá lại bằng gỗ mới, nếu nhỏ thì dùng matit, resin trám lại. Toàn bộ bề mặt phải làm phẳng phiu, sạch và nhẵn. Tiếp theo là để thật khô. Thậm chí phải phơi khô cả tháng bằng trong lán nhằm che chắn mưa.
-Thực hiện bọc: Trong điều kiện trời khô ráo, không mưa, không ẩm ướt. Yêu cầu cơ bản của quá trình là tránh bọt khí và đảm bảo lớp áo FRP bám chắc hoàn toàn với vỏ gỗ của tầu. Sau khi vỏ bọc khô hoàn toàn thì có thể tiến hành tu chỉnh nhằm hoàn thiện bề mặt trơn tru, phẳng phiu tối đa có thể.
*Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiệm đảm bảo sẽ có giải pháp thích hợp nhất cho từng sản phẩm của quý vị. Đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác từng thời điểm. Luôn đảm bảo chất lượng giải pháp sửa chữa, bọc mới FRP vỏ tầu cá cùng các sản phẩm liên quan. Chất lượng uy tín luôn đi đầu- Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất vào những sản phẩm bình thường nhất. Hân hạnh được phục vụ : liên hệ Mr Linh và các cộng sự : 0913777702-0963535676