Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Khái niệm cơ bản về sợi Polyester



Polyester là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ. Được phát triển trong phòng thí nghiệm từ thế kỷ 20, sợi polyester được hình thành từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu. Trong phản ứng này, hai hoặc nhiều phân tử kết hợp với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài của nó.
Giới thiệu
Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện. Sợi Polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại vải truyền thống như bông. Nó không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải Polyester không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dung để sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ.
Lịch sử
Vào năm 1926, Công ty EI du Pont de Nemours - Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu các cao phân tử và sợi tổng hợp. Những nghiên cứu ban đầu của W.H Carothers tập trung vào sự hình thành nylon, loại sợi tổng hợp đầu tiên. Ngay sau đó, trong những năm 1939-1941, một số nhà hóa học Anh đã chú ý đến những nghiên cứu của du Pont và tiến hành các nghiên cứu của riêng họ tại các phòng thí nghiệm của Hiệp hội các nhà in ấn Calico, Ltd. Việc này đã dẫn đến sự ra đời của sợi polyester được biết đến ở Anh như Terylene.
Năm 1946, du Pont mua bản quyền để sản xuất sợi polyester tại Mỹ. Tiếp theo, Công ty tiến hành phát triển xa hơn nữa, và trong năm 1951 Công ty đã bắt đầu thị trường hoá sợi dưới cái tên Dacron. Trong những năm sau đó, một số công ty đã rất quan tâm đến sợi polyester và tự sản xuất các dạng sản phẩm cho các ứng dụng khác nhau.
Ngày nay, có hai dạng chính của polyester là PET (polyethylene terephthalate) và PCDT (poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate). PET là loại phổ biến hơn, hữu dụng, đa dạng trong các ứng dụng. Nó bền vững hơn PCDT, mặc dù PCDT dẻo hơn và đàn hồi hơn. PCDT phù hợp để làm rèm cửa và lớp bọc đồ nội thất, còn PET có thể được sử dụng độc lập hoặc phối trộn với các loại vải khác để làm cho quần áo khỏi nhăn chống bụi bẩn và không co dãn.
Nguyên liệu thô
Polyester là một thuật ngữ hóa học mà trong đó Poly có nghĩa là nhiều và este là  một hợp chất hóa học hữu cơ căn bản. Thành phần cấu tạo đặc trưng được sử dụng trong sản xuất polyester là ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ. Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp.
 
Ảnh 1
Quá trình sản xuất
1. Quy trình
Polyester được sản xuất bởi một trong nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp được áp dụng phụ thuộc vào dạng (loại) polyester sẽ sản xuất. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill. Với filament, mỗi sợi đơn lẻ tham gia cấu tạo của sợi polyester là dài liên tục, dạng sợi này dùng để sản xuất các loại vải có bề mặt nhẵn. Với xơ, sợi filament được cắt ngắn với những độ dài định trước do đó có thể dễ dàng hơn để pha trộn với các loại sợi khác. Sợi thô là một dạng mà trong đó các sợi filament liên tiếp được kéo lỏng với nhau. Fiberfill là dạng sợi lớn được sử dụng trong sản xuất chăn, gối, và áo khoác ngoài. Hai dạng được sử dụng thường xuyên nhất là sợi filament và xơ.
2. Sản xuất sợi Filament
a) Trùng hợp
* Để hình thành polyester, dimethy terephthalate phản ứng đầu tiên với ethylene glycol với sự có mặt của chất xúc tác ở nhiệt độ 302- 410 độ F (150 - 210 độ C);
* Kết quả hoá học là một monomer được tạo thành (đơn, phân tử không lặp lại), nó kết hợp với acid terephthalic và được tăng nhiệt độ tới 472 độ F (280 độ C). Polyester nóng chảy mới tạo thành được ép đùn qua khe thành một dải dài.
b) Làm khô
* Sau khi polyester hình thành từ quá trình ​​trùng hợp, các dải nóng chảy dài được làm mát cho đến khi chúng trở nên giòn. Nguyên liệu được cắt thành những hạt chip nhỏ và hoàn toàn khô để ngăn ngừa sự bất bền vững.
c) Kéo sợi
* Những hạt polymer được nấu chảy ở 500-518 ° F (260-270 ° C) để tạo thành một dung dịch giống như xi-rô. Dung dịch được đặt trong thùng kim loại được gọi là ổ phun sợi và được đùn ép qua các lỗ nhỏ của nó, thường là tròn nhưng cũng có thể là ngũ giác hoặc bất kỳ hình dạng nào để sản xuất sợi đặc biệt. Số lượng lỗ trong ổ phun xác định kích cỡ của sợi, các sợi tuôn ra xoắn lại với nhau để tạo thành một sợi đơn. 
* Ở giai đoạn kéo sợi, các hóa chất khác có thể được thêm vào dung dịch để làm vật liệu chống cháy, chống tích điện, hoặc dễ dàng nhuộm hơn. 
 
ảnh 2
d) Kéo căng
- Khi polyester hình thành từ ổ phun, nó rất mềm và dễ dàng kéo được dài tới năm lần chiều dài ban đầu của nó. Tác động kéo căng cưỡng bức các phân tử polyester ngẫu nhiên sắp xếp thẳng hàng. Điều này làm tăng thêm độ bền, độ dai, và khả năng đàn hồi của sợi. Trong thời gian này, khi các sợi filament đã khô, sợi trở nên bền vững và dai thay vì dễ gãy.
- Các sợi được kéo căng có thể thay đổi rất nhiều về đường kính và độ dài, tùy thuộc vào các đặc tính mong muốn của thành phẩm. Ngoài ra, giống như quá trình kéo căng, Sợi có thể được liên kết hoặc xoắn để tạo ra các loại vải mềm hoặc vải thô.
e) Cuốn sợi
- Sau khi các sợi polyester được kéo căng, nó được cuốn vào các ống sợi lớn hoặc đóng thùng và sẵn sàng để được dệt thành vải nguyên liệu.
3. Sản xuất xơ ngắn PSF
Trong khi làm xơ ngắn polyester, quá trình trùng hợp, sấy khô, và tuôn sợi (bước 1-4 trên) rất giống với quá trình sản xuất sợi filament. Tuy nhiên, trong quá trình tuôn sợi, thùng trộn có nhiều lỗ hơn khi sản phẩm là xơ ngắn. Các bó sợi polyester hình thành được gọi là sợi thô.
a) Kéo căng
- Sợi mới hình thành được nhanh chóng làm lạnh trong các thùng chứa các sợi dày. Sợi có độ dài khác nhau được tập trung và kéo căng trên các con lăn được gia nhiệt đến ba hoặc bốn lần chiều dài ban đầu của nó.
b) Tạo nếp
- Sợi đã kéo sau đó được đưa vào trong các hộp nén để tạo nếp gấp như đàn acocđêông với tỷ lệ 9-15 nếp mỗi inch (3-6 nếp trên mỗi cm). Quá trình này giúp các sợi liên kết chặt với nhau trong các giai đoạn sản xuất sau này.
c) Định hình
- Sau khi sợi được gấp nếp, nó được gia nhiệt đến 212 - 302 độ F (100 - 150 độ C) để làm khô hoàn toàn các sợi và giữ các nếp gấp. Một số nếp gấp không giữ được sẽ được rút ra khỏi các sợi trong các quá trình tiếp theo.
d) Quá trình cắt
- Tiếp theo gia nhiệt định hình, sợi được cắt ngắn hơn. Polyester sẽ được pha trộn với bông và được cắt thành các đoạn 1,25 - 1,50 inch (3,2 - 3,8 cm); đối với hỗn hợp xơ nhân tạo nó được cắt với chiều dài 2 inch (5 cm). Đối với các loại vải nặng hơn, chẳng hạn như thảm, sợi filament tổng hợp được cắt thành 6 inch (15 cm).
Trong tương lai
Sau khi được giới thiệu ở Mỹ năm 1951, polyester nhanh chóng trở thành loại sợi được phát triển nhanh nhất của nước Mỹ, rất phổ biến trong những năm 1960. Tuy nhiên, polyester đã phải trải qua một "vấn đề về quan niệm" từ thời đó, và quần áo làm từ sợi tổng hợp thường bị mất giá và thậm chí tẩy chay. Một số dạng mới của sợi tổng hợp đã được giới thiệu vào đầu những năm 1990 đã có thể giúp khôi phục hình ảnh của polyester. Dạng mới của sợi polyester được gọi là sợi siêu nhỏ đã được giới thiệu đến công chúng vào năm 1991. Sang trọng hơn và linh hoạt hơn polyester truyền thống, các loại vải sợi microfiber tương tự vải lụa. Các nhà thiết kế như Mary McFadden đã tạo ra một dòng quần áo bằng cách sử dụng hình thức mới của polyester. Các nhà nghiên cứu dệt may tại Đại học Bắc 
Carolina đang phát triển một hình thức polyester có thể sẽ bền vững như Kevlar, một loại vật liệu superfiber sử dụng để làm áo khoác chống đạn. Loại polyester này có thể được sử dụng như vật liệu composite cho xe ô tô và máy bay.  
 

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Giải pháp chống ăn mòn kết hợp giữa nhựa tấm kỹ thuật HDPE, LDPE, PE, PVC với kết cấu bê tông, thép


Đối với các công trình có  yêu cầu chống ăn mòn, mài mòn đơn giản có thể sử dụng vật liệu nhựa HDPE, LDPE, PE, PVC chống ăn mòn. Các tấm nhựa kỹ thuật được bọc lên trên các kết cấu công trình bằng loại keo đặc biệt. Quy trình như sau
Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại, bê tông của công trình bằng hóa chất
Bước 2: Bôi keo dính
Bước 3: Các lớp nhựa kỹ thuật được cắt, mài đo đạc đến kích thước thích hợp gắn lên trên bề mặt kết cấu công trình.
Bước 4: Hàn các tấm nhựa kỹ thuật
Bước 5: Gia cố mối hàn bằng kỹ thuật FRP
Bước 6: Làm sạch lại kết cấu công trình
-       Thích hợp với yêu cầu các công trình đòi hỏi khả năng chống ăn mòn, mài mòn đơn giản như các công trình xử lý môi trường nước thải sinh hoạt. Các công trình xây dựng dân dụng, đường hầm,  đường ống khí, Chế tạo hệ thống trong các nhà máy mạ, thi công sàn vinyl….

-       Ưu điểm của Phương Pháp: Thi công nhanh, giá thành rẻ, tạo được kết cấu bề mặt phẳng, bảo vệ hệ thống kết cấu công trình bê tông, thép hiệu quả cao hơn việc sơn phủ chống ăn mòn cổ điển. Kết hợp với kết cấu thép cho hiệu quả kinh tế lớn hơn việc sử dụng các hợp kim chống ăn mòn. Thi công trực tiếp tại công trình, có khả năng đáp ứng những kết cấu phức tạp của công trình….Đối với những tấm nhựa kỹ thuật có độ dầy đủ lớn có thể sử dụng tạo hình trực tiếp ở các công trình đặc biệt mà không cần phương pháp gia cường cổ điển bằng bê tông, sắt thép....

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Polyvinyl clorua


Polyvinyl clorua
Polyvinyl clorua (PVC) có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua. Năm 1835 lần đầu tiên Henri Regnault đã tổng hợp được vinylclorua, nguyên liệu chính để tạo nên PVC. Polyvinyl clorua được quan sát thấy lần đầu tiên 1872 bởi Baumann khi phơi ống nghiệm chứa vinylclorua dưới ánh sáng mặt trời, sản phẩm tạo ra có dạng bột màu trắng và bản chất hóa học của nó chưa được xác định. Các nghiên cứu về sự tạo thành PVC đầy đủ hơn đã được công bố vào năm 1912 do Iwan Ostromislensky (Nga) và Fritz Klatte (Đức) nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên polyme mới này vẫn không được ứng dụng và không được chú ý quan tâm nhiều, bởi tính kém ổn định, cứng và rất khó gia công. Cuối thế kỷ 19, các sản phẩm như axetylen và clo đang trong tình trạng khủng hoảng thừa, việc có thể sản xuất được PVC từ các nguyên liệu này là một giải pháp rất hữu hiệu. Năm 1926, khi tiến sỹ Waldo Semon vô tình phát hiện ra chất hoá dẻo cho PVC, đây mới là một bước đột phá đầu tiên để khắc phục nhược điểm khi gia công cho PVC, sau đó là các nghiên cứu về chất ổn định cho PVC. Đến năm 1933, nhiều dạng PVC đã được tổng hợp ở Mỹ và Đức nhưng phải đến năm 1937, PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh tại Đức và sau đó là ở Mỹ [].

Tính chất vật lý

PVC có dạng bột màu trắng hoặc màu vàng nhạt. PVC tồn tại ở hai dạng là huyền phù (PVC.S - PVC Suspension) và nhũ tương (PVC.E - PVC Emulsion). PVC.S có kích thước hạt lớn từ 20 - 150 micron. PVC.E nhũ tương có độ mịn cao.
PVC không độc, nó chỉ độc bởi phụ gia, monome VC còn dư, và khi gia công chế tạo sản phẩm do sự tách thoát HCl ... PVC chịu va đập kém. Để tăng cường tính va đập cho PVC thường dùng chủ yếu các chất sau: MBS, ABS, CPE, EVA với tỉ lệ từ 5 - 15%. PVC là loại vật liệu cách điện tốt, các vật liệu cách điện từ PVC thường sử dụng thêm các chất hóa dẻo tạo cho PVC này có tính mềm dẻo cao hơn, dai và dễ gia công hơn.
Tỉ trọng của PVC vào khoảng từ 1,25 đến 1,46 g/cm3 (nhựa chìm trong nước), cao hơn so với một số loại nhựa khác như PE, PP, EVA (nhựa nổi trong nước)...

Phân loại PVC

PVC cứng

PVC cứng là PVC có thành phần chủ yếu là bột PVC, chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, chất phụ gia...(không có chất hóa dẻo). Hỗn hợp của chúng được trộn trong máy trộn, sau đó được làm nhuyễn trong máy đùn, máy cán, ở nhiệt độ 160 - 180oC.
PVC cứng được dùng làm ống dẫn nước, xăng dầu và khí ở nhiệt độ không quá 60o, các thiết bị thông gió, dùng bọc các kim loại làm việc trong môi trường ăn mòn.
Tính chât
Giá trị, đơn vị đo
Khối lượng riêng
1,45 - 1,50 g/cm3
Giới hạn bền kéo đứt
500 – 700 kg/cm2
Giới hạn bền uốn
800 – 1200 kg/cm2
Giới hạn bền nén
800 – 1600 kg/cm2
Môđun đàn hồi
4000 - 10.000 kg/cm2
Độ dãn dài khi đứt
10 - 25%
Hệ số giãn nở dài
0,00006 - 0,00007
Độ dẫn nhiệt
3,8 - 4.10-4 cal/cm.s.0C
Điện áp đánh thủng
15-35 kV/cm
Hằng số điện môi (60 Hz, 30 oC)
3,54
Điện trở suất
10^15 Ohm.cm

ỨNG DỤNG

Tạo màng

Màng PVC được tạo ra nhờ quá trình cán trên máy cán hoặc thổi trên máy thổi màng. Màng nhựa PVC gồm màng cứng, bán cứng và mềm. Tùy theo hàm lượng chất hóa dẻo thêm vào thì sẽ cho ra màng PVC cứng, bán cứng và mềm.
Hàm lượng hóa dẻo thêm vào dưới 5 phr sẽ cho ra màng PVC cứng, hàm lượng hóa dẻo thêm vào từ 5 phr đến dưới 15 phr sẽ cho ra màng PVC bán cứng, hàm lượng hóa dẻo thêm vào cao hơn 15 phr sẽ cho ra màng PVC mềm.
Chất hóa dẻo thêm vào nhựa PVC sẽ làm giảm liên kết liên phân tử do phân cực sẽ làm cho nhựa PVC trở nên mềm hơn. Độ mềm dẻo của màng PVC phụ thuộc vào hàm lượng chất hóa dẻo.Chất hóa dẻo thường dùng là DOP, DINP, TXIB, Hexamoll DINCH v.v...
Màng PVC được dùng sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm mà tiêu biểu như áo mưa, mái hiên, màng phủ ruộng muối, nhãn chai nước khoáng, đóng gói sản phẩm, album v.v...

Ống

Ống nhựa PVC gồm hai loại. Ống nhựa PVC cứng hay còn gọi là ống uPVC và ống nhựa PVC mềm. Ống nhựa PVC cứng không dùng chất hóa dẻo trong công thức phối trộn. Ngược lại ống PVC mềm phải sử dụng chất hóa dẻo trong công thức phối trộn, chất hóa dẻo thường dùng là dầu hóa dẻo DOP.
Ống nhựa PVC được sản xuất trên máy đùn. Máy đùn có thể là máy đùn hai trục vis hoặc máy đùn một trục vis. Thông thường ống nhựa PVC được sản xuất trên máy đùn hai trục vis sẽ cho sản phẩm chất lượng tốt hơn hẳn so với máy đùn một trục vis. Do máy đùn hai trục vis có khả năng làm cho hỗn hợp nhựa PVC nóng chảy tốt hơn nên có thể sử dụng trực tiếp hỗn hợp sau khi trộn trên máy trộn. Ngược lại máy đùn một trục vis phải sử dụng hạt nhựa PVC tạo sẵn hoặc phải sử dụng phụ gia trong công thức phối trộn cho độ nóng chảy tốt.
Thành phần phối trộn của ống uPVC bao gồm bột nhựa PVC với chỉ số K là 65 - 66, chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn nội, chất bôi trơn ngoại, chất trợ gia công, chất độn, bột màu v.v...
Thành phần phối trộn của ống PVC mềm bao gồm bột nhựa PVC (K65 - K66), chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, bột màu, chất hóa dẻo v.v...
Ống PVC được sử dụng rất đa dạng trong cuộc sống từ ống dẫn nước từ nhà máy nước đến các trạm phân phối nước, ống cấp từ nhà máy cấp nước đến hộ gia đình, ống nước thải trong các tòa nhà cao tầng, ống dẫn nước tưới ở các trang trại trồng cao su, ca phê, tiêu, điều, ống dẫn nước cấp ở các nhà máy thủy điện v.v...

Dây và cáp điện

Nhựa PVC được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất dây và cáp điện. Tùy theo loại phụ gia sử dụng mà dây cáp điện được phân loại ra dây cáp sử dụng ở 70 độ C, 90 độ C và 105 độ C.
Dây điện dân dụng thuộc loại 70 độ C dùng dẫn điện trong hộ gia đình, dây 90 độ C và 105 độ C dùng cho trạm biến thế, trong xe hơi, tàu biển v.v...
Thành phần phối trộn cho dây cáp điện bao gồm nhựa PVC, chất hóa dẻo, chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, chất chống cháy, chất độn. Hỗn hợp sau khi trộn trên máy trộn cao tốc được đưa qua máy đùn tạo. Hạt sau khi tạo ra được cho vào máy bọc để bọc lên dây đồng, dây nhôm v.v... và cho ra dây cáp điện.

uPVC profile

uPVC profile là thanh nhựa cứng được sản xuất trên máy đùn hai trục vis. Thành phần phối trộn bao gồm nhựa PVC (K65 - K66), chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, chất trợ gia công, chất tăng độ bền va đập, chất độn, bột màu, chất chống tia UV.
1. Chất ổn định nhiệt làm cho nhựa PVC không bị cháy trong quá trình gia công. 2. Chất bôi trơn làm giảm ma sát giữa bền mặt trục vis với nhựa (chất bôi trơn ngoại), giữa bề mặt xi-lanh với nhựa (chất bôi trơn ngoại) và giữa các phân tử nhựa với nhau (chất bôi trơn nội). Nhờ quá trình bôi trơn của chất bôi trơn làm cho năng máy cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên quá trình sử dụng chất bôi trơn phải thận trọng, phải chọn chất bôi trơn phù hợp, hàm lượng đủ dùng mới cho sản phẩm đạt chất lượng cao. 3. Chất trợ gia công làm cho quá trình chảy nhiệt của nhựa PVC trong máy xảy ra nhanh hơn, hỗn hợp nhựa chảy tốt hơn nên chất lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt.
4. khác với các loại nhựa thông thường, uPVC là một Polyvinyl Chlorua chưa được nhựa hoá gồm các thành phần:
+ Polymers Arylic -> tạo sự bền chắc, chiu va đập mạnh.
+ Nhóm chất ổn định -> giúp nhựa chịu được tác động của nhiệt và tia cực tím.
+ Chất sáp -> dùng trong quá trình tạo hình, cho thanh Profile có bề mặt nhẵn bóng.
Thanh Profile gồm bột nhựa PVC cùng các chất phụ gia được đưa vào máy trộn để tạo hỗn hợp PVC. Sau đó, hỗn hợp được đưa vào hệ thống máy đùn. Tại đây máy sẽ gia nhiệt và định hình tạo khuôn dạng các thanh Profile. Trước đó, theo các thông số của thanh Profile được nhập vào hệ thống máy tính. Hệ thống sẽ tự động tính toán khối lượng nguyên liệu cùng lượng bột màu cần thiết trong nguyên liệu để tạo thanh profile theo yêu cầu chuẩn.
Thanh Profile có cấu trúc dạng hộp, được chia thành nhiều khoang trống có chức năng cách âm, cách nhiệt, được lắp lõi thép gia cường để tăng khả năng chiu lực cho kết cấu cửa. Khoan trống đáp ứng tính kinh tế, giảm thiểu trọng lượng đến mức đa và đảm bảo sự bền vững trên mức an tòan.
Nhựa uPVC (unplastisize PVC) là loại nhựa chịu nhiệt cao, có khả năng chống cháy tới 1000 độ C. Thời gian chịu đựng được nhiệt nóng chảy chỉ trong vòng 30 phút. Thanh nhựa uPVC chỉ nóng chảy ra chứ không bắt cháy. Ngoài ra, uPVC là loại thanh nhựa có các tính năng khác như: Không bị ôxy hóa, không bị co ngót, không bị biến dạng theo thời gian. Loại thanh nhựa uPVC cao cấp sẽ được phủ 1 lớp hóa chất chống trầy xướt và tạo ra độ bóng trên bề mặt thanh nhựa uPVC này.
Các ứng dụng của thanh nhựa chịu nhiệt uPVC là dùng làm ra các dòng sản phẩm cửa nhựa lõi thép cao cấp. Dòng sản phẩm uPVC gồm có cửa sổ, cửa đi, vách ngăn PVC, hàng rào nhựa bao quanh biệt thự hoặc nhà phố.

Giải đáp các câu hỏi về sơn


 :: Câu hỏi  : Sơn là gì ?                                                                                   
Trả lời : Sơn là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vất chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm .
________________________________________
  :: Câu hỏi  : Tại sao ta dùng sơn ?
Trả lời : Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng. lại có những tính chất quan trọng, bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì thế nên sơn được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích :
- Trang trí
- Bảo vệ
- Các chức năng khác
________________________________________
  :: Câu hỏi  : Sơn có những thành phần cơ bản nào?
Trả lời : Thành phần cơ bản bao gồm :
- Chất kết dính (chất tạo màng)
- Bột màu/bột độn
- Dung môi
Chất kết dính : Là chất kết dính cho tất cả  các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn đươc xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải  bảo đảm về khả năng bám dính. liên kết màng và độ bền màng
Bột độn (extender) : Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như ; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt...), khả năng thi công , kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như : Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc .
Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như : độ bóng, độ bền...
Màu gồm hai loại : Vô cơ và Hữu cơ.
Màu vô cơ (màu tự nhiên) : Tone màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
Màu hữu cơ (màu tổng hợp) : Tone màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
Phụ gia : Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản,tính chất của màng .
Dung môi : Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.
________________________________________
 :: Câu hỏi  : Người ta sản xuất sơn như thế nào ?
Trả lời : Để tìm hiểu sơn được sản xuất như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua sơ đồ công nghệ sản xuất sau đây :
 
 PREMIX : Là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều, giúp quá trình nghiền đạt kết quả tốt .
NGHIỀN : Là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.
LETDOWN : Là quá trình pha loãng , hoàn thiện sản phẩm.
LỌC : Là quá trình loại bỏ tạp chất
________________________________________
 :: Câu hỏi  : Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ ?
Trả lời : Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng như sau :
- Công tác chuẩn bị  bế mặt (xử lý trước khi sơn).
- Sự lựa chọn sản phẩm.
- Quá trình tiến hành sơn.
- Chất lượng của sản phẩm.
Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ.
________________________________________
 :: Câu hỏi  :Tại sao phải xử lý bề mặt?
Trả lời : Tại vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được(chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư...) sẽ càng tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại, cũng phải bắt đầu bằng việc chuẩn bị bề mặt. Các giai đoạn trong quá trình xử ltý bề mặt :
- Loại bỏ tạp chất trên bề mặt : lớp gỉ sét, sơn cũ, bụi bẩn, dầu mỡ...
- Sửa chữa các khiếm khuyết bề mặc : trám trét các lỗ, tạo bề mặc bằng phẳng..
- Lau sạch và để khô .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Bột trét tường là gì? Tại sao phải dùng bột trét tường ?
Trả lời : Bột trét tường là 1 loại vật liệu xây dựng có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. Bột trét tường thường đuợc sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm :
- Tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện.
- Tăng độ bám dính kết cấu màng sơn .
Các thành phần cơ bản của bộ trét tường gồm : Chất kết dính + Chất độn + Phụ gia
Chất kết dính : Gồm 2 loại chất kết dính dạng khoáng (thường là Xi-măng hoặc Gypsum) và chất kết dính polymers.
Chất độn : Được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy và tăng thể tích. Chất độn thường sử dụng là Carbonate calcium...
Phụ gia : Là loại nguyên liệu chiếm 1 phần rất nhỏ trong thành phần nhưng đóng vai trò rất quan trọng : tạo cho sản phẩm một số tính chất cần thiết ; Giữ nước cho thời gian ninh kết; Giúp thi công dễ dàng; Tăng thời gian thi công: Cải thiện tính đóng rắn và thời gian đóng rắn.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sơ đồ sơn là gì ? Tại sao phải sơn theo đúng sơ đồ ?
Trả lời : Sơ đố sơn là sơ đồ đề hướng dẫn thực hiện việc thi công sơn.
Sơ đồ sơn cơ bản : Xử lý bề mặt --->Sơn lớp lót--->  Sơn 2 lớp sơn phủ .
Công việc thi công sơn cũng giống như việc xây một ngôi nhà :
                TT                      XÂY NHÀ             SƠN
                 1                      Đào móng <----> Xử lý bề mặt
                 2      Làm móng, dựng cột<----> Sơn lót
                 3        Xây tường, lợp mái <----> Sơn phủ
Do đó cần tuân thủ đúng theo sơ đồ sơn để tăng tuổi thọ lớp sơn phủ
________________________________________
 :: Câu hỏi : Tại sao phải dùng sơn lót ?
Trả lời : Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có cá tác dụng như sau :
- Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
- Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm hóa, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc, hay gỉ sét... Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp phủ.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sự lựa chọn và cách thực hiện sơn lót như thế nào ?
Trả lời : Vì tính chất quan trọng của lớp lót nên khi thi công lớp lót này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt đã được sơn. Đối với bề mặt phẳng , không có các khiếm khuyết có thể sử dụng bất kỳ dụng cụ nào để sơn nhưng đối với bề mặt lồi lõm, có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp. Ví dụ : Đối với bề mặt bêtông có thể sử dụng rulô hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại thì nên dùng súng phun sơn hay cọ. Có sản phẩm có nhiếu loại sơn lót đi kèm với nó. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhằm tăng tính sử dụng thì người ta có thể sử dụng loại sơn lót thích hợp khác.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sự lựa chọn sơn phủ và các phương pháp thi công ?
Trả lời : Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí và bảo vệ, chịu được điều kiện môi trường hay những yêu cầu khác. Vì vậy , tùy theo yêu cầu của công trình mà ta lựa chọn loại sơn phủ .
Các phương pháp thi công sơn phủ : Lăn bằng Rulô /Quét sơn bằng cọ / Phun sơn bằng súng phun/ Trét sơn/ Nhúng sơn . Các lựa chọn phương pháp thi công phụ thuộc vào loại sơn và điều kiện bề mặt .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Có nên sử dụng sản phẩm cùng hệ thống cho 1 công trình hay không ?
Trả lời : Nên sử dụng sản phẩm cùng hệ thống vì nhà sản xuất đã thiết kế hệ thống sản phẩm để có sự tương thích nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu nhất .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sơn nội thất và sơn ngoại thất khác nhau như thế nào ? Có cách nào phân biệt không ?
Trả lời : Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà. Loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động của môi trường. Sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngoài công trình. Loại sơn này có khả năng chống rêu mốc, chịu tác động của môi trường. Nếu  dùng sơn nội thất cho bên ngoài công trình thì sẽ xảy ra các hiện tượng như : Màng sơn bị phấn hóa, màng sơn bị rêu mốc, màng sơn bị ba màu.
Trên bao bì của nhà sản xuất đều ghi rõ loại sơn nội thất hay ngoại thất. Vì vậy ta nên xem kỹ bao bì.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào yếu tố nào? Cách bảo quản như thế nào ?
Trả lời : Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và thời hạn bảo quản. Cách bảo quản như sau : Để thùng sơn thẳng đứng, nắp thùng phải đậy kín. Tồn trữ nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Tuổi thọ của lớp sơn là bao lâu? Phụ thuộc vào điều kiện gì ?
Trả lời : Tuổi thọ của lớp sơn phụ thuộc vào điều kiện thi công và chủng loại sản phẩm . Thông thường các loại sơn cao cấp dùng ngoài trời có tuổi thọ tối đa là 6 năm. Sơn nội thất có tuổi thọ từ 3 - 6 năm.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Các màu sơn có khác nhau về giá thành không ? Có thể đặt màu theo ý muốn không ?
Trả lời : Màu sơn phụ thuộc vào loại nguyên liệu màu được sử dụng và cường độ màu. Vì thế sẽ có sự chênh lệch giá giữa màu thườpng và màu đặc biệt. Chỉ cần có mẫu màu thì hoàn toàn có thể đặt màu theo yêu cầu .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Màu sơn thực tế có giống trên bảng màu không ? Màu sơn có bị phai theo thời gian không ?
Trả lời : Màu trên bảng màu và màu trên thực tế có sự chênh lệch chút ít vì còn phụ thuộc vào kỹ thuật in ấn. Thông thường  màu trên thực tế sẽ đậm hơn màu trên bảng màu một chút vì do màu thực tế được sơn trên diện tích rộng hơn. Ngoài ra màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn lại phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng.
Dưới tác động của môi trường thì màu sắc sẽ phai dần theo thời gian. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt và điều kiện thi công.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Các bước để chọn màu  phù hợp cho ngôi nhà như thế nào ? Các nguyên tắc để phối màu hài hòa, như ý ?
Trả lời : Không có "luật" trong vấn đề màu sắc vì nó phụ thuộc vào về sự cảm nhận của mỗi người. Sau đây  là các bước cơ bản giúp bạn có thể chọn được màu sắc mà bạn ưng ý :
- Đầu tiên cần chọn màu chính cho căn phòng, dựa trên màu chính này mà ta có sự lựa chọn phối màu .
- Sự phối hợp hài hòa màu sắc tổng thể căn phòng là quan trọng. Ngoài vấn đề sự hài hòa màu sắc của tường , trần...bạn phải để ý đến sàn nhà và màu sắc của đồ đạc mà bạn đặt trong phòng .
- Bạn chọn màu theo bảng màu của nhà sản xuất. Bạn nên xem bảng màu bằng ánh sáng ban ngày và cả ban đêm để có thể thấy được ánh màu thay đổi.
- Sau cùng bạn nên mua 1 lượng sơn nhỏ nất của nhà sản xuất để sơn thử. Lúc này bạn sẽ có sự lựa chọn đúng nhất khi thất màu sơn được thể hiện trên tường .
- Bạn nên lưu ý với màu bạn chọn trên bảng màu sẽ đậm hơn khi lăn trên diện tích rộng .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Màu sắc có ảnh hưởng tới kích thước của căn phòng hay không ?
Trả lời : Thông thường màu nóng đậm như màu đỏ, màu cam và màu vàng tạo cảm giác không gian bị thu hẹp lại . các màu này coi như màu động vì nó nổi bật và đập ngay vào mắt. Ngược lại các màu xanh dương, xanh lá và màu tím tạo cảm giác không gian rộng hơn vì đây là màu tĩnh. Tuy nhiên đối với những màu như xanh đậm cũng tạo ra cảm giác phòng nhỏ lại. Các căn phòng nhỏ nên chọn các màu sắc trắng , nhẹ, ôn hòa để tạo cảm gíac rộng cho căn phòng .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Độ phủ là gì? Làm cách nào xác định lượng sơn cần thi công ?
Trả lời : Độ phủ là số mét vuông mà 1 lít hoặc 1 kg sơn có thể phủ được. Cách xác định lượng sơn cần dùng là đầu tiên ta phải xác định chính xác diện tích bề mặt cần sơn , sau đó ta tra cứu về độ phủ của loại sơn mà nhà sản xuất đã ghi trong hướng dẫn sử dụng .Từ đó ta có thể xác định được lượng sơn cần sử dụng.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Tại sao lại phải thi công ít nhất 2 lớp sơn phủ ?
Trả lời : Chất lượng và sự đồng màu của màng sơn khi lăn 2 lớp phủ luôn tốt hơn lăn 1 lớp. Sơn 1 lớp không đảm bảo sự che lấp đều trên bề mặt .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Pha nhiều nước thì có ảnh hưởng tới chất lượng của sơn nước hay không ?
Trả lời : Khi pha loãng nhiều hơn lượng cho phép của nhà sản xuất thì chất lượng màng sơn sẽ yếu đi, do đó dễ bị phấn hóa, rêu mốc... và khi thi công sẽ khó hơn vì sơn bị chảy do sơn bị loãng quá,
________________________________________
 :: Câu hỏi : Khi thi công thì có cần tuân thủ đúng thời gian sơn cách lớp không ?
Trả lời : Phải tuân thủ đúng thời gian sơn cách lớp để đảm bảo chất lượng. Thời gian đó có thể xê dịch đôi chút do thời tiết như phải đảm bảo lớp trong đã khô. nếu lớp sơn bên trong chưa khô mà sơn lớp kế tiếp sẽ xảy ra các hiện tượng như màng sơn bị nhăn, nứt, không đều màu ...
________________________________________
 :: Câu hỏi : Dùng sơn trắng lăn thay cho sơn lót được không?
Trả lời : Không dùng sơn trắng thay cho sơn lót vì sơn trắng không có tính năng cần thiết của sơn lót như : tạo ra lớp bám dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ, khả năng chống kiềm, chjống ố, bảo vệ lớp sơn phủ.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Dùng xi măng trắng thay cho sơn lót được không?
Trả lời : Không dùng ximăng  trắng thay cho sơn lót vì sơn trắng không có tính năng cần thiết của sơn lót như : tạo ra lớp bám dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ, khả năng chống kiềm, chjống ố, bảo vệ lớp sơn phủ.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Bề mặt tường sơn cũ, khi sơn mới lại thì có cần sơn lót không?
Trả lời : Nếu lớp sơn cũ còn tốt, chỉ cần chà nhám sơ qua, làm vệ sinh bề mặt là có thể lăn lớp sơn mới. Nếu lớp sơn cũ bị bong tróc thì phải xử lý bề ma75t và dùng loại sơn thích hợp để sơn lại .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sơn nội thất có khả năng chống thấm không ?
Trả lời : Sơn nội thất chỉ có tính chất trang trí, không có khả năng chống thấm.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Bề mặt tường bị nứt có thể lăn đè lên vết nứt không?
Trả lời : Nếu vết nứt nhỏ thì có thể sơn đè lên vết nứt. Nếu vết nứt rộng thì phải xử lý bề mặt , sau đó mới sơn.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Dùng sơn nước lăn lên bề mặt sơn alkyd được không ?
Trả lời : Không dùng sơn nước lăn trên bề mặt sơn alkyd
________________________________________
 :: Câu hỏi : Cách tiêu biểu để thực hiện sơn một căn phòng như thế nào ?
Trả lời : Các bước thực hiện như sau ; Sơn trần (sơn nước) ---> Sơn tường(sơn nước) ---> Sơn cửa đi (sơn dầu) ---> Sơn cửa sổ (sơn dầu) ---> Sơn chân tường(sơn nước)
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sự khác nhau giữa các loại sơn Flat(mờ), Satin hay Semi-gloss( bán bóng) và sơn Gloss (bóng) như thế nào?
Trả lời : Sơn Flat (mờ) thường không có khả năng chống bẩn, không chùi rửa được. Sơn hoàn thiện Satin hay Semi-gloss (bán bóng) dễ làm sạch và thích hợp cho các chi tiết nghệ thuật cao. nên sơn loại sơn này trong nhà tắm, nhà bếp...Sơn Gloss (bóng) có độ sáng và chùi rửa được. Nên sơn loại sơn này cho cửa, cầu thang...
________________________________________
 :: Câu hỏi : Có thể lăn sơn dầu lên bề mặt mastic cho sơn nước hay không ?
Trả lời : Có thể. Lưu ý khả năng chịu kiềm của sơn dầu yếu hơn sơn nước nên màng sơn dễ ệi phá hủy . Khả năng co dãn của sơn dầu trong môi trường ẩm nhiều của bề mặt tường không tốt nên màng sơn dễ bị bong tróc, màng sơn hay bị mềm.
________________________________________
 :: Câu hỏi : Có thể sơn trực tiếp sơn dầu lên bề mặt kim loại mà không cần sơn lót chống gỉ ?
Trả lời :  Nếu không sử dụng sơn chống gỉ thì tuổi thọ sản phẩm rất thấp vì bề mặt kim loại không được bảo vệ, dễ bị ăn mòn nên sẽ phá hủy lớp sơn phủ
________________________________________
 :: Câu hỏi : Tại sao không nên thi công sơn khi trời mưa hoặc trời quá nắng?
Trả lời : Không nên thi công sơn khi trời mưa vì trời mưa làm nhiệt độ không khí giảm, độ ẩm cao làm ảnh hưởng tới thời gian khô của màng sơn. Không những thế trời mưa còn gây ra hiện tượng bị nhấm tường, sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc màng sơn sau này.Trong trường hợp trời mưa mà bên trong công trình tường không bị thấm nước thì có thể lăn sơn bên trong được.
Không nên thi công khi trời quá nắng vì khi thi công, sơn cần ở trong trạng thái lỏng 1 thời gian nhất định để thấm vào bề mặt vật chất và bám dính trên bề mặt nên trời quá nắng và nhiệt độ cao làm dung môi bốc hơi nhanh dẫn đến hiện tượng màng sơn dễ bong tróc đo độ bám giảm, dẫn đến màng sơn dễ bị dạn nứt do biến đổi đột ngột vì trạng thái
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sơn nhiệt dẻo là gì? Tại sao dùng sơn nhiệt dẻo ?
Trả lời : Sơn nhiệt dẻo là sơn cón chất kết dính là nhựa nhiệt dẻo (Maleic, Hydrocarbone C5, Hydrocarbone C9, Petroresin...)khi thi công ta phải gia nhiệt đến một mức nào đó. Bằng chất kết dính là nhựa nhiệt dẻo, người ta chế được loại sơn nhiệt dẻo có cơ lý tính tương thích với cơ lý tính của bề mặt được áp dụng như béton asphalt hay béton thông thường. Ngoài ra do yêu cầu kỹ thuật của sơn vạch đường phải có chiều dày 1.5 mm có trộn thêm bi phản quang, bám dính tốt trên bề mặt béton asphalt...nên ta cần phải dùng sơn nhiệt dẻo để kẻ vạch đường
________________________________________
 :: Câu hỏi : Sơn Epoxy là gì? Sơn epoxy gốc dầu và Epoxy gốc nướckhác nhau cơ bản ở chỗ nào ?
Trả lời : Sơn Epoxy là loại sơn luôn bao gồm 2 thành phần là phần sơn và phần đóng rắn, khi sử dụng sẽ trộn 2 thành phần này với nhau, theo tỷ lệ mà nhà sản xuất quy định. Sơn Epoxy hiện nay có 2 dòng là dòng gốc dầu và dòng gốc nước. Sư khác nhau cơ bản chính là dung môi dung môi gốc dầu và dung môi là nước. Ưu điểm hơn hẳn của Epoxy gốc nước là không độc, không bắt cháy .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Thời gian sống của sơn Epoxy là gì? Cách nhận biết khi sơn chuyển trạng thái ?
Trả lời : Thời gian sống( pot life) là khoảng thời gian mà sơn đã được phối trộn 2 thành phần ởa dạng lỏng và dễ dàng thi công được, Khi sơn chuyển trạng thái có nghĩa là lúc đó hỗn hợp 2 thành phần đặc dần. Thời gian sống quyết định thời gian thi công .
________________________________________
 :: Câu hỏi : Tại sao sau khi sơn chống hà, người ta phải hạ thủy trong thời gian nhất định ?
Trả lời : Một trong những độc tố chính để chống hà là oxide đồng I, loại này dễ bị ôxy hóa để chuyển thành ôxit đồng II, do vậy ngay sau khi sơn chống hà khô, ta cần phải hạ thủy để tránh hiện tượng trên vì oxit đồng II không có tá dụng chống hà
________________________________________
 :: Câu hỏi : Tại sao ta phải phân biệt bột trét tường trong nhà và ngoài trời ? Có cách nào phân biệt ?
Trả lời : Tác động của thời tiết và khí hậy của nội thất và ngoại thất khác nhau. Bột trét tường ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và độ ẩm với biên độ rất lớn. Nó còn chịu tác động của ánh nắng mặt trời ( lớp sơn ngoài không đủ khả năng ngăn hoàn toàn tia cực tím). Ngoài ra nó cũng chịu táv động trực tiếp của ngoại lực (áp lực của giọt mưa) và nếu lớp sơn phủ không có khả năng chống thấm thì bột trét tường còn bị ngậm nước sau khi mưa. Các ảnh hưông nêu trên thì lại ít hơn nhiều so với nội thất. Tuy nhiên, bột trét tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí cao. Vì tất cả những điều trên mà nhà sản xuất thiết kế 2 loại sản phẩm bột trét tường trong nhà và bột trét tường ngoài trời . Cần đọc kỹ trên bao bì để phân biệt bột trét tường trong nhà và ngoài trời .
________________________________________  

Ăn mòn kim loại


Sự ăn mòn  dung để chỉ cho sự phá hủy vật liệu trong đó bao gồm  kim loại và các vật  liệu phi kim khi có sự tương tác hóa học hoặc vật lý của chúng với môi trường ăn mòn. Sự ăn mòn kim loại làm giảm chất lượng và tính chất  của kim loại do sự tương tác của chúng với môi trường xâm thực gây ra.-          Ăn mòn kim loại là một phản ứng thuận nghịch xảy ra trên bề mặt giới hạn giữa vật liệu kim loại với môi trường xâm thực được gắn liền với sự mất mát hoặc tạo ra trên bề mặt kim loại một thành phần nào đó môi trường cung cấp.
Vấn đề ăn mòn kim loại  lien quan đến hầu hết các ngành kinh tế. Người ta tính được rằng giá tiền chi phí cho lĩnh vực ăn mòn chiếm khoảng 4% tổng thu nhập quốc dân đối với những nước có nền công nghiệp phát triển. Chi phí này tính cho các khoản sau:            +Những mất mát trực tiếp: Tiền chi phí cho sự thay thế các vật liệu đã bị ăn mòn và những thiết bị xuống cấp do ăn mòn gây ra.            + Những tổn hao gián tiếp: Chi phí cho việc sửa chữa số lượng sản phẩm giảm chất lượng trong quá trình sản xuất hoặc bị mất mát do hiện tượng ăn mòn kim loại gây ra
            + Chi phí cho các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp để bảo vệ chống hiện tượng ăn mòn kim loại.Các dạng ăn mòn-Ăn mòn đều
-Ăn mòn cục bộ +ăn mòn tiếp xúc                          + Ăn mòn kim loại do sự chênh lệch khí-Ăn mòn điểm-Và một số dạng ăn mòn khác như : Ăn mòn ranh giới, ăn mòn nứt do ứng suất , ăn mòn mỏi, ăn mòn chọn lọc, ăn mòn mài mòn, ăn mòn do ma sát….

Các Phương Pháp Chống Ăn Mòn Kim Loại


-Lựa chọn vật liệu là những kim loại thích hợp-Xử lý môi trường để bảo vệ kim loại-Chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa-Nâng cao độ bền chống ăn mòn kim loại bằng các lớp sơn phủ. Phương pháp này được xử dụng từ rất lâu và có ứng dụng thực tế rất rõ rệt. Người ta có thể tiến hành phủ lên lớp kim loại 1 lớp kim loại dễ thay thế khác như một phương pháp hi sinh đối với kim loại thay thê, hoặc phủ lên kim loại 1 lớp phủ vô cơ hay hữu cơ nhằm chống lại sự ăn mòn. Ngày nay phương pháp sử dụng vật liệu composite FRP ( Vật liệu composite nền nhựa gia cố sợi thủy tinh) là một phương pháp tỏ ra hữu dụng trong việc chống ăn mòn kim loại. Phương pháp này ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này chống lại sự ăn mòn kim loại đó là. Các vật liệu sau khi được phủ 1 lớp FRP chịu ăn mòn có khả năng làm việc trong các môi trường ăn mòn cao mà vẫn cho hiệu quả tích cực. Vật liệu sau khi phủ lớp ăn mòn FRP có tính chất cơ lý hơn hẳn so với vật liệu chưa gia cường. Tuổi thọ của kim loại sau khi sơn phủ FRP được nâng lên rõ rệt, có khả năng sửa chữa cục bộ ở những điểm hỏng hóc mà không phải thay thế hay sơn phủ lại toàn bộ như các phương pháp khác.