Các oxit của một số kim loại phân hủy trong thủy tinh cho phép hấp thụ một vài tần số ánh sáng: do đó bức xạ phản lại được nhuộm mầu. Cường độ mầu phụ thuộc vào khả năng thủy tinh có thể hòa tan oxit nhiều hay ít trong khi mầu sắc lại phụ thuộc vào loại nguyên tố sử dụng. Những thuốc mầu này thường không bền: càng ở mức nhiệt cao thì càng không bền.
Tôi xin trình bầy một số oxit kim loại là thuốc mầu điển hình trong công nghệ gốm sứ
1/Sắt oxit
Trong thủy tinh, ion sắt tạo ra sắc thái hơi xanh đen do hấp thu bực xạ đỏ và tia hồng ngoại. Oxit này rất hữu hiệu trong môi trường khi cô đặc ở nhiệt độ cao và có mặt của các chất kiềm trong thủy tinh. Nhiệt độ càng cao thì xu hướng màu chuyển sang nâu, xanh, tím càng lớn.
2/Crom oxit
Crom oxit Cr2O3, có màu xanh lá và đặc trưng ở các mức nhiệt độ cao. Loại này còn có tên gọi khác là mầu xanh Victoria, thu được trong các men axit hàm lượng cao có chứa tỷ lệ đáng kể đá vôi hoặc canxi florua và berili oxit
Tính tan của oxit này thường rất yếu, khi nhiệt độ tăng cũng làm tăng khả năng hòa tan và hàm lượng chất kiềm tăng. Do đó, oxit này có thể kết tinh trong quá trinh làm nguội.
3/Đồng oxit
-Đây là chất tan chảy thường được sử dụng dưới dạng oxit đen hoặc cacbonat. Khả năng tan trong thủy tinh dưới 1100 độ C là khoảng dao động từ 3% đến 8% nhưng tính tan tăng nếu thủy tinh có độ axit tăng. Ion đồng đỏ có thể liên kết trong thủy tinh và khi đó tạo ra những sắc thái khác nhau.
4/Coban oxit
Loại này tồn tại phổ biến dưới dạng Co3O4 nhưng do nhiệt độ phân tách thành dạnh CoO. Ion coban có thể kết hợp với 4 hoặc 6 nguyên tử oxy, khi kết hợp với 4 nguyên tử, nó hoạt động là nhân tố tạo mạng lưới và có mầu xanh nước biển. Nếu kết hợp với 6 nguyên tử oxi thì tạo sắc đỏ
5/Mangan oxit
Cùng với coban oxit và đồng oxit, mangan oxit là một trong những thuốc mầu lâu đời nhất được các nghệ nhân gốm sử dụng. Loại này thường tạo cho men có mầu nâu nhưng với men kiềm nó sẽ cho mầu tím. Hai mầu này là kết quả của sự cân bằng giữa Mn2O3 và MnO2
6/Niken oxit
Hai dạng oxit này, mầu xanh lá là NiO, mầu đen là Ni2O3 đều được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực gốm sứ. Nó có thể tạo ra nhiều sắc thái mầu dựa vào độ đặc và bản chất của thủy tinh ( kiềm hay axit)
7/Vanadi oxit
Có ba dạng oxit thường gặp đó là : V2O3, VO2, V2O5 với các mầu tương ứng : Xanh lá, xanh nước biển, xanh vàng